Lần đầu tiên người sáng tạo ra giống cây trồng mới ở Việt Nam được bảo hộ bởi
quyền sở hữu trí tuệ giống như
trên thế giới vào năm 2005.
Luật bảo hộ giống cây trồng trên thế giới
Trước đây, hoạt động sáng tạo giống cây trồng trên thế giới không được thừa nhận
và coi trọng do người ta chưa ý thức được tầm quan trọng của hoạt động này. Tuy
nhiên, năm 1961, quyền sở hữu trí tuệ của người sáng tạo giống cây trồng đã được
thế giới công nhận và bảo hộ.
Có thể nói, hoạt động sáng tạo giống cây trồng mới đã thúc đẩy nền kinh tế của
các quốc gia phát triển và đồng thời cũng giúp thế giới ý thức rõ hơn về hoạt
động bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất xanh. Vì thế, bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ đối với giống cây trồng đã trở thành cam kết mà các nước phải thực hiện khi
gia nhập WTO.
Luật bảo hộ giống cây trồng tại Việt Nam
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì giống cây trồng được bảo hộ phải là giống
cây được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn ban hành. Giống cây trồng mới phải có tính khác biệt, tính đồng nhất,
tính ổn định và có tên phù hợp.
Như vậy, hai nhóm đối tượng sẽ được cấp bằng sở hữu trí tuệ, được bảo hộ là
+ Người chọn tạo ra giống cây trồng mới
+ Người phát hiện và phát triển giống cây trồng mới
Tuy nhiên, ở nhóm thứ hai vẫn chưa có kết luận rõ ràng về việc người phát hiện
và phát triển giống cây trồng mới có được bảo hộ về sở hữu trí tuệ hay không.
Để tìm hiểu thêm về sở hữu trí tuệ giống cây trồng cũng như bảo
hộ nhãn hiệu, bảo
hộ sáng chế, bảo
hộ về bản quyền tác giả, bạn có thể truy cập vào website: http://www.pham.com.vn/vi/linh-vuc-hoat-dong/phap-luat-so-huu-tri-tue.aspx và
gọi điện nhờ các luật sư tư vấn thêm.
Nguồn: http://chiasesacmaucauvong.blogspot.com/2014/10/so-huu-tri-tue-ve-giong-cay-trong-o-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét